Giới thiệu
Báo cáo này sử dụng dữ liệu thu được trực tiếp từ IRCC (Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada). Nó nhằm mục đích phân tích những thay đổi gần đây và cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về động lực phát triển của chương trình SUV (Visa Khởi nghiệp) của Canada. Phân tích chi tiết của Ontario Startup Studio (OSS) nhằm giải thích sự biến động về tỷ lệ chấp nhận và ý nghĩa của các dữ liệu này đối với các doanh nhân từ Việt Nam và hệ sinh thái khởi nghiệp Canada.
Lưu ý rằng những phân tích trong báo cáo này không thay thế cho những phân tích của các Chuyên Gia Dữ Liệu, mà chỉ cung cấp những góc nhìn của OSS dưới tư cách một tổ chức chuyên hỗ trợ các công ty Khởi Nghiệp và Doanh Nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi đơn giản chỉ là những con người tò mò mong muốn hiểu được câu chuyện đằng sau những con số. Chính vì thế, quý độc giả hãy xem như đó là một tài liệu tham khảo mang tính chất gợi mở những suy nghĩ và thảo luận xoay quanh chủ đề nhập cư Canada thông qua chương trình Khởi Nghiệp và Kinh Doanh của chính phủ nước này trong những năm gần đây. Số liệu được chúng tôi thu thập từ các kênh công khai của IRCC, nhưng cũng có thể không tránh khỏi những thiếu sót về mặt dữ liệu, cũng như những góc nhìn cung cấp trong bài viết chưa được đầy đủ, mong quý độc giả khi đó có thể trao đổi, góp ý với chúng tôi để những lần cập nhật tiếp theo được ngày càng hoàn chỉnh và mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng, đặc biệt là những anh chị doanh nhân đang tìm hiểu về các chương trình Khởi Nghiệp và Kinh Doanh tại Canada.
Mở đầu
Dữ liệu trong bài báo cáo này được thu thập từ năm 2015 đến năm 2023, cho thấy nhiều hành trình chuyển đổi, khám phá rất nhiều con đường nhập cư vào miền đất Gia Nã Đại với nhiều cơ hội mang đến một cuộc sống mơ ước cho nhiều con người đến từ hàng trăm quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là những người Việt đã và đang chọn Canada là quê hương mới của họ. Những khám phá có được từ dữ liệu này được trình bày cẩn thận, kèm theo những quan sát với mong muốn làm sáng tỏ làn sóng “Tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp” đang dâng cao và những nỗ lực chân thành để đoàn kết những con người, gia đình Việt tài giỏi nhập cư vào Canada.
Các câu chuyện được kể không chỉ là những con số, mà còn là những câu chuyện về những ước mơ, tham vọng và sự theo đuổi không ngừng nghỉ cho một ngày mai tươi sáng hơn của người Việt và cả những dân tộc khác trên thế giới.
Hãy cùng theo dõi câu chuyện với chúng tôi.
Ontario Startup Studio 🚀🍁
I. Tổng quan về chương trình SUV & Business toàn cầu
💡 Dữ liệu năm 2023 chỉ được thu thập đến ba tháng đầu năm này và những số liệu này có thể thay đổi khi chúng tôi thu thập được nhiều dữ liệu hơn, dành cho các báo cáo sau này.
1. Top 10 quốc gia có số lượng đơn nộp đến IRCC lớn nhất từ 2017-2022
Quan sát
Dữ liệu cho thấy các sự kiện toàn cầu và những thay đổi trong chính sách nhập cư có tác động đáng kể đến số lượng đơn đăng ký SUV-Business. Ví dụ, số lượng đơn từ Iran lập đỉnh cách biệt hoàn toàn so với các nước top 2 trở đi có thể phản ánh một cơ hội tạm thời mà nhiều người nước này đang tìm cách tận dụng tối đa để rời khỏi đất nước của họ đến với miền đất hứa.
Số lượng đơn đăng ký nhất quán từ bên trong Canada: Các đơn đăng ký trong nước ở Canada đã duy trì sự hiện diện tương đối ổn định trong suốt những năm qua, cho thấy sự quan tâm ổn định đến con đường nhập cư kinh doanh của những người đã cư trú ở đó (dưới dạng Work Permit - giấy phép lao động hoặc các loại tạm trú hợp pháp khác).
Đối với Việt Nam, mức tăng ổn định từ 2017 đến năm 2021 có thể cho thấy có một hệ thống hỗ trợ được phát triển mạnh mẽ dành cho các doanh nhân Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh và định cư ở nước ngoài (không riêng Canada mà còn có thể là đến Úc, Mỹ và các nước khác). Trong thời gian tới hệ thống này có thể tiếp tục gặt hái thành công - tăng số lượng hồ sơ PR thành công - nếu xu hướng chính sách hỗ trợ và hợp tác quốc tế được tiếp tục cải tiến và thực hiện bởi sự chuyên nghiệp hóa của các công ty trong hệ sinh thái Khởi Nghiệp và Định Cư này.
Trong năm 2022 chứng kiến số lượng đơn đăng ký từ Việt Nam và các quốc gia khác giảm nhẹ có thể là do kinh tế toàn cầu suy thoái hoặc việc thắt chặt các tiêu chí nhập cư, điều này có thể yêu cầu người nộp đơn phải điều chỉnh chiến lược của mình trong tương lai. Với kinh nghiệm của mình, OSS cho rằng từ thời điểm nộp đơn cho đến lúc IRCC bắt đầu xét hồ sơ có thể mất từ 1 đến 2 năm, vì vậy kết quả nhận đơn trong năm 2022 có thể phản ánh số lượng sụt giảm hồ sơ do ảnh hưởng từ dịch Covid trong giai đoạn 2019-2021 (lưu ý rằng hồ sơ có thể nộp online nhưng khi hệ thống không cho phép, những hồ sơ này có thể phải đi theo đường bưu điện dưới dạng giấy tờ, tài liệu giấy, làm tăng khoảng thời gian chờ).
Các xu hướng nổi bật
Cần thêm dữ liệu và quan sát để có thể lý giải rõ ràng hơn cho ‘ngoại lệ’ Iran để có thể rút được các bài học giá trị cung cấp cho những độc giả cũng như cho các nhà hoạch định chính sách và những nhà Tư Vấn Nhập Cư.
Tốc độ tăng trưởng số các đơn nộp PR (Thường Trú) từ Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế giữa Canada và Việt Nam, đồng thời hệ sinh thái hỗ trợ doanh nhân của người Việt có sự phát triển rất tốt trong những năm gần đây - ngày càng có nhiều công ty được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn, mang lại nhiều kết quả giá trị hơn gần tiệm cận với tiêu chuẩn của thế giới - Hãy tiếp tục theo dõi báo cáo để quan sát xem với một số lượng lớn hồ sư như vậy, tỷ lệ thành công của các quốc gia này sẽ như thế nào ở các phần sau.
2. Top 10 quốc gia có tổng số đơn đăng ký được xử lý từ 2017 - 2023
Observations
Xu hướng chung: Từ 2017 đến 2020 tăng, có sự giảm mạnh vào giai đoạn 2020-2021 (tác động của Covid đến quá trình nhập cư toàn cầu).
Iran: Đi kèm với số lượng lớn người nộp hồ sơ, Iran là quốc gia cũng được IRCC tập trung xử lý nhiều hồ sơ nhất. Ngoài ra điều này cũng cho thấy việc này có thể cũng được thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị xã hội (có thể đang bất ổn lớn ở Iran trong giai đoạn này) thúc đẩy người dân nước này tìm cách đến với Canada và các nước khác.
So sánh: Khi so sánh Việt Nam với Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy rằng từ 2021 Việt Nam có sự sụt giảm nhẹ, trong khi đó có một tác động lớn hơn đến với Trung Quốc khi số lượng hồ sơ được xử lý dần giảm về thấp nhất. Điều này cho thấy xu hướng này không chỉ bị ảnh hưởng bởi Covid, mà còn có thể do sự ảnh hưởng bởi chính sách đến từ quan hệ xấu đi giữa hai nước này kể từ năm 2018 (Canada bắt Công Chúa Huawei), và từ 2021 trở đi là sự công khai của chính quyền Trudeau về sự “thoát ly” khỏi phụ thuộc vào quan hệ thương mại với Trung Quốc mà hướng Ấn và Đông Nam Á để thay thế.
3. Top 10 quốc gia với tỷ lệ % được chấp thuận (PR) trong tổng số hồ sơ được xử lý (2017-2023)
Quan sát
Từ 2017, số lượng hồ sơ được xử lý - nộp từ bên trong Canada luôn dẫn đầu với tỷ lệ chấp thuận trung bình cao nhất trong số 10 quốc gia hàng đầu, phản ánh rằng việc các doanh nghiệp nộp đơn từ bên trong nước có được sự thuận lợi rất lớn khi hồ sơ được xử lý nhanh hơn, đồng thời tỷ lệ chấp thuận cũng cao hơn, điều này phản ánh tầm quan trọng của việc có được Canadian Experience (Kinh nghiệm sống và làm việc tại Canada) trong việc nộp hồ sơ PR sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn các ứng viên từ bên ngoài.
Theo sau là HongKong và Ấn Độ. Trong đó đối với Hongkong là phản ánh mong muốn của chính phủ Canada khi thu hút nguồn vốn và nhân lực từ Đặc Khu Hành Chính này từ nhiều năm trước (sự kiện trao trả Hongkong về TQ). Tỷ lệ chấp thuận cao của Ấn Độ vừa phản ảnh số lượng hồ sơ Khởi Nghiệp và Kinh Doanh tăng lên (so với thông thường của người Ấn là đi theo các con đường lao động phổ thông và du học) cho thấy sự hỗ trợ của cộng đồng kinh doanh và khởi nghiệp của Ấn Độ, đặc biệt trong các ngành có yếu tố Công Nghệ, Đổi Mới và Sáng Tạo của họ ngày càng phát triển mạnh (so với quốc gia có gần dân số như TQ thì Ấn Độ đã “vượt mặt” trong từ năm 2021).
Việt Nam nằm ở nhóm trung bình chấp thuận ngang với Thổ Nhĩ Kỹ và Hoa Kỳ. Trong đó Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển cao hơn Canada cho nên việc nộp hồ sơ Kinh Doanh từ Hoa Kỳ để lấy PR của Canada phản ánh một xu hướng thắt chặt nhập cư của quốc gia này, cộng đồng nhập cư và khởi nghiệp có lẽ đã “tá túc” vào một quốc gia ít rào cản hơn là Canada để được ở lại với miền đất hứa (Bắc Mỹ).
TQ và Iran ở mức trung bình thấp là những xu hướng có thể đoán trước được, đối với TQ là sự ảnh hưởng bởi chính sách và chính trị song phương, đối với Iran là một số lượng lớn nộp hồ sơ ngày càng bị đòi hỏi về mặt chất lượng, giá trị thật của các dự án kinh doanh và khởi nghiệp để đáp ứng được các điều kiện ngày càng cao của chương trình nhập cư.
Thay đổi về tỷ lệ chấp thuận từ 2017 đến 2023
Iran trải qua sự suy giảm đáng kể nhất, như đã nói ở trên, điều này có thể phản ánh xu hướng xét duyệt cho các hồ sơ đến từ Iran trong giai đoạn này và kể cả trong trung hạn sắp tới sẽ còn tiếp tục giảm để xiết lại lọc bỏ những dự án kém chất lượng, không có giá trị thật.
Nộp từ bên trong Canada vẫn có được sự hỗ trợ tốt nhất khi so với số lượng đơn đến từ bên ngoài, vẫn tăng trưởng, cho thấy hệ thống được thiết kế có xu hướng “ủng hộ”, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp này.
Bài học cho các ứng viên, doanh nghiệp đến từ các quốc gia có số lượng được chấp thuận - đang giảm - là cần phải cập nhật liên tục về thông tin và bối cảnh nhập cư của toàn cầu và quốc gia của mình để đảm bảo rằng các đơn đăng ký cần phải được chuẩn bị ngày càng tỉ mỉ, cẩn trọng hơn để đáp ứng các tiêu chí mới nhất - ngay cả các tiêu chí này chưa được công khai chính thức ở trên các trang web của chính phủ (thường có độ trễ 1-2 năm so với thực tế của thị trường và đời sống).
Tiềm năng Việt Nam
Mặc dù tỷ lệ chấp thuận giảm nhẹ nhưng sự hiện diện thường xuyên của Việt Nam trong top 10 cho thấy ứng viên Việt Nam vẫn có tính cạnh tranh rất tốt so với các quốc gia khác như TQ, Ấn Độ, Hongkong. Vì vậy, muốn tăng tỷ lệ thành công, phải dành nhiều thời gian và công sức chuẩn bị hồ sơ thật đúng đắn, đầy đủ, việc kinh doanh hay kế hoạch phải cho thấy sự nghiêm túc và tiềm năng phát triển để duy trì và cải thiện tỷ luận chấp thuận.
4. Top 10 quốc gia có số lượng hồ sơ bị từ chối nhiều nhất (2017-2023)
Quan sát
Gia tăng số lượng các hồ sơ bị từ chối qua các năm tỷ lệ thuận với số lượng nộp hồ sơ là một xu hướng dễ thấy, hồ sơ càng nhiều, càng có số lượng bị từ chối cao (đồng thời số lượng nhận vào cũng cao). Nhưng điều này cũng có thể phản ánh chính xác xu hướng thực tế: Chính sách nhập cư ngày càng nghiêm ngặt hơn hoặc đòi hỏi chất lượng ngày càng gia tăng. Đây là xu hướng chung không chỉ riêng Canada hay chương trình nhập cư của đất nước này mà là xu hướng chung của cả các quốc gia như Mỹ, Úc, Anh.
Năm 2023 có sự từ chối tăng đột biến mặc dù chỉ mới có số liệu của vài tháng đầu năm, nhưng nhìn lại số lượng hồ sơ của các năm 2020-2022 cho ta thấy có thể đây là một giai đoạn hồ sơ bị tồn đọng, do dịch Covid và cũng có thể do sự thiếu hụt nhân lực và năng lực hệ thống phía Thẩm Định Hồ Sơ. Theo dòng thời gian, chúng ta có thể thấy việc các nhân viên trong khối Nhập Cư cũng thi thoảng có những cuộc đình công cũng có tác động đáng kể đến số lượng các hồ sơ được xử lý. Năm 2023 có thể là năm Chính Phủ Canada và các công chức trong khối này đã đạt được sự thỏa thuận phù hợp và có nhiều nhân lực hơn để họ tiếp tục công việc của mình. Số lượng hồ sơ được xử lý nhiều hơn và từ chối nhiều hơn có lẽ không phải là một tin buồn, những doanh nhân có sự chuẩn bị chu đáo trong kế hoạch và việc kinh doanh của mình có thể xem đây là một tín hiệu vui mừng vì quá trình đã được diễn ra nhanh hơn so với các năm trước.
Một số quốc gia có số lần từ chối cao hơn các quốc gia khác, điều này có thể chỉ ra sự khác biệt về số lượng đơn đăng ký, mức độ phức tạp của các trường hợp riêng biệt, tiêu chí đánh giá áp dụng cho các quốc gia là khác nhau, đặc biệt là sự gia tăng về số lượng cũng có thể đồng nghĩa với việc xuất hiện các ý tưởng, dự án “na ná” nhau, mà chất lượng không được cải thiện, càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các doanh nhân cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng hơn hoặc phải biết “chọn mặt gửi vàng” trong quá trình tìm được đối tác Tư Vấn Định Cư đủ giỏi để giúp quá trình nộp hồ sơ được thuận lợi, tăng tỷ lệ được chấp thuận để có thể sớm đến định cư và kinh doanh tại miền đất hứa của mình.
II. Phân tích Việt Nam
Tổng quan
Phần phân tích bên dưới đây ngoài dữ liệu về SUV và Business như phần I, còn có thêm dữ liệu nhập cư từ các chương trình (programs) khác từ năm 2015 đến 2023, các câu chuyện được kể có sự biến đổi qua từng năm và rất đa dạng thông qua các chương trình như: Agri-Food Pilot (Chương Trình Thử Nghiệm khối Nông Nghiệp Thực Phẩm), Canadian Experience (Có Trải Nghiệm/Kinh Nghiệm sinh sống và làm việc tại Canada), Caregivers (Người Chăm Sóc - cho người lớn tuổi, trẻ em, người bệnh) và nhiều chương trình hấp dẫn khác.
Những quan sát ban đầu:
Người Việt nộp đơn PR tích cực vào nhiều chương trình nhập cư đa dạng, đặc biệt là về các Economic class (luồng Kinh tế) và Sponsored Family (đoàn tụ/bảo trợ gia đình).
Số lượng các chương trình liên quan đến Kinh doanh và Khởi Nghiệp ngày càng tăng có thể phản ánh bối cảnh kinh tế đang phát triển tại Việt Nam (số lượng các doanh nhân và giới trung lưu tăng) và tinh thần Khởi Nghiệp ngày càng cao của người Việt.
Sự nổi bật của các chương trình bảo lãnh thân nhân không chỉ là mới tăng cao trong những năm gần đây, điều này dường như đã là một chặng đường trong nhiều thập kỷ, nêu bật tầm quan trọng văn hóa hướng gia đình trong xã hội Việt Nam và mong muốn gia đình được gắn kết nhanh chóng trong quá trình ‘di cư’.
Sự tăng trưởng đáng kể của các chương trình PNP (Đề Cử Tỉnh Bang) cho thấy sự tập trung của người Việt vào việc tìm kiếm cơ hội định cư đối với số đông là một ưu tiên số một và nhất quán - bất kể tỉnh Bang nào của Canada có cơ hội định cư, nơi cơ hội đạt PR cao đều thu hút được người Việt.
Năm 2021 có một sự đột biến số lượng hồ sơ PR (gấp hơn 7 lần so với các năm trước) có thể là do tác động tất yếu của chính sách TR to PR (Tạm Trú đến Thường Trú) - một chính sách ngắn hạn của chính phủ nước này được đưa ra do ảnh hưởng bởi dịch Covid. Điều này trong nhiều năm tới có thể sẽ không xảy ra nữa.
1. Chi tiết Top 10 Chương trình nhập cư mà người Việt hướng đến
Quan sát
Chương trình thống trị:
Như đã nói ở trên, chương trình PNP (Chương trình đề cử tỉnh Bang) và Sponsorship Spouses or Partners (SSoP - Bảo lãnh vợ chồng hoặc đối tác) nổi bật là một trong những con đường được sử dụng nhiều nhất đối với người Việt nhập cư.
Những xu hướng nổi lên:
Có sự gia tăng đáng kể về chương trình Canadian Experience (CE) từ năm 2016, đạt đỉnh điểm vào năm 2021. Cho thấy con đường Study Permit (Du học)và Work Permit (Lao Động) hợp pháp - rồi từ đó được tận dụng để có CE để có được PR là xu hướng được ưa chuộng bởi các gia đình có khả năng tài chính, khả năng học tập và kỹ năng làm việc phù hợp.
Sự quan tâm đến các chương trình Start-up Business:
Theo dòng thời gian của chương trình SUV - ra đời năm 2015, các hồ sơ nộp từ Việt Nam tăng đáng kể từ 2019 trở đi, cho thấy mối quan tâm về việc Khởi Nghiệp, Kinh doanh ngày càng được chú ý, có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới khi mà Hệ sinh thái khởi nghiệp của Canada ngày càng phát triển, đi kèm là sự hỗ trợ của các công ty trong lĩnh vực Tư Vấn Định Cư ngày càng hệ thống và chuyên nghiệp hơn.
Những nỗ lực trong các chương trình đoàn tụ gia đình:
Chương trình Sponsored Parent or Grandparent tiếp tục cho thấy sự quan trọng của gia đình trong văn hóa của người Việt.
Biến đổi và tác động của chính sách:
Một số chương trình thể hiện những biến động có thể tương quan với những thay đổi trong chính sách với các chương trình nhập cư của Canada và xu hướng toàn cầu.
Nhận định
Số lượng lớn các đơn nộp vào chương trình SSoP có thể cho thấy một số lượng không nhỏ các công ty Tư Vấn Định Cư đã tập trung quá nhiều vào việc định hướng cho khách hàng đi theo chương trình này, dễ đoán rằng số lượng hồ sơ kết hôn thật không quá nhiều như vậy, như vậy nếu xu hướng này tiếp tục tăng với số lượng như những năm vừa rồi, dẫn đến việc trong thời gian ngắn sắp tới có thể sẽ hồ sơ sẽ bị xét duyệt kỹ hơn, có những ràng buộc pháp lý cụ thể hơn nữa, và thời gian đợi chờ có thể sẽ tiếp tục kéo dài, mang lại nhiều hệ lụy về tài chính và thời gian của các ứng viên. Vì vậy, đối với những cá nhân đang xem xét tham gia chương trình này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn nữa trong việc tìm kiếm và đồng hành với đơn vị Tư Vấn Định Cư đáng tin và chuyên nghiệp để giảm thiểu cho mình những rủi ro đáng tiếc.
2. Xu hướng tiếp nhận hồ sơ PR theo các chương trình
Quan sát
Sự gia tăng của PNP (Chương trình đề cử tỉnh Bang): Số lượng tăng mạnh lên tới 2435 hồ sơ vào năm 2023 (mà số liệu chỉ mới thu thập từ những tháng đầu năm này), ngoài những phân tích đã đề cập ở các mục trước, số lượng đơn được nộp vào chương trình PNP còn cho thấy chính sách ưu tiên của Canada trong việc thu hút ứng viên đến từ các nước như Việt Nam, ngày càng phù hợp với kỹ năng của người nhập cư và thực tế hơn với nhu cầu kinh tế của tỉnh Bang.
Xu hướng đoàn tụ gia đình như bảo lãnh ông bà cha mẹ đạt đỉnh điểm vào năm 2021 (trong giai đoạn vừa hết dịch Covid) ngoài lý do về văn hóa Việt Nam kể trên, còn có thể là dấu hiệu cho thấy tinh thần cởi mở hơn nhiều của các thế hệ đã sinh ra và lớn lên ở Việt Nam (thường muốn gắn liền với nơi chôn nhau cắt rốn hơn là đi sinh sống ở một nơi xa lạ không có bà con lối xóm).
Ưu tiên Skilled Worker (Lao Động Lành Nghề): Số lượng Skilled Worker tăng lên đáng chú ý từ năm 2021 trở đi, điều này phản ánh sự ảnh hưởng của chính sách nhập cư ưu tiên nhập cư có tay nghề để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cũng như bổ sung vào nguồn nhân lực thay thế một số lượng lớn lao động có tay nghề cao sẽ về hưu trong vài năm tới.
Nhìn chung, các số liệu chỉ ra một dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng thích ứng của người Việt theo các chương trình nhập cư của Canada, sự thích ứng này biểu đạt được rất rõ ràng qua sự tham gia đa dạng các luồng (stream), chương trình của chính phủ với số lượng lớn nộp vào cũng như có được tỷ lệ chấp thuận cao, không chỉ đối với các chương trình thông thường mà còn với những chương trình thí điểm như Agri-Food, Atlantic Immigration.
3. Phân tích về chương trình Start-up Business (Khởi Nghiệp), Entrepreneur (Doanh Nhân), Self-Employed (Tự Doanh), và Investor (Nhà Đầu Tư) trong đó nhấn mạnh về Khởi Nghiệp
Quan sát
Nâng cao sự phát triển của Start-up Business (SU-B): Chương trình SU-B đã có bước phát triển vượt bậc với số lượng hồ sơ được nhận liên tục tăng từ năm 2015 và đạt mức cao nhất vào năm 2023. Quỹ đạo đi lên này nhấn mạnh danh tiếng ngày càng tăng của Canada như một môi trường nuôi dưỡng sự đổi mới của các doanh nhân đến từ Việt Nam.
Mối quan tâm của Investor (Nhà Đầu Tư): Mặc dù không nổi bật như xu hướng Khởi Nghiệp nhưng hạng mục Nhà Đầu Tư vẫn cho thấy sự gia tăng và đạt đỉnh vào năm 2023, xu hướng này biểu thị việc các Nhà Đầu Tư Việt Nam ngày càng xem Canada là nơi để đầu tư ổn định và đầy triển vọng.
Lộ trình tương đối ổn định: Hạng mục Tự Doanh và Doanh Nhân có mức tương trưởng ổn định nhưng tương đối khiêm tốn so với các chương trình khác trong ngạch Kinh Doanh. Sự tăng trưởng là có nhưng quy mô tương đối nhỏ, số lượng ít đáng kể cho thấy có thể còn nhiều rào cản và khó khăn đối với người nộp đơn từ Việt Nam.
Dữ liệu có thể ám chỉ việc kinh doanh thuận lợi hơn của những người Việt nhập cư, trong đó có nhiều người tìm kiếm các cơ hội kinh doanh Khởi Nghiệp và Đầu Tư tại Canada hơn các thế hệ đi trước. Nhìn lại dữ liệu toàn cầu, các quốc gia khác cũng có sự tương đồng tăng trưởng trong các chương trình tương tự, báo hiệu sự liên kết thành công của chính sách khuyến khích nhập cư của Canada với các nhà Đầu Tư và Kinh Doanh của các nước.
Dự đoán: Giả sử trong thời gian trung hạn chưa có sự thay đổi đáng kể nào trong chính sách nhập cư của Canada hay là không có sự xuất hiện đột ngột của các sự kiện gây biến động lớn như Covid, thì chúng tôi cho rằng số lượng nộp đơn năm 2023 của chương trình SU-B chưa phải là đỉnh và còn tiếp tục tăng mạnh áp đảo so với các chương trình cùng ngạch, thậm chí là giữa Việt Nam so với các quốc gia có dân số và kinh tế mạnh hơn như Ấn Độ, Trung Quốc.
Ảnh hưởng có phần tích cực: Người nhập cư có thể mang đến những điều tích cực hơn cho đất nước và người dân Canada, nhưng không tránh khỏi những mặt trái như tình trạng thiếu nhà ở, tăng số lượng người vô gia cư, tăng số vụ lừa đảo, lao động bất hợp pháp và những hệ lụy khác. Điều này vô hình chung tạo ra ít nhiều sự thiện cảm hơn với người nhập cư theo ngạch Kinh Doanh, Khởi Nghiệp vì đây là một trong những số ít chương trình nhập cư có thể đóng góp lớn vào ngân sách của Canada khi những doanh nhân mang đến Canada không chỉ là ý tưởng sáng tạo, doanh nghiệp vận hành và phát triển tốt, mà còn là công ăn việc làm, tiền của và con cái của họ để giúp Canada và chính họ có thể phát triển bền vững và lâu dài hơn.
Nhận định
Khi biết đến những phân tích và dữ liệu này, các ứng viên tiềm năng có thể điều chỉnh kế hoạch và vận hành việc kinh doanh của doanh nghiệp làm sao để phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên và chiến lược của Canada để có thể tăng khả năng thành công trong việc nhập cư tại xứ sở lá Phong. Các ứng viên cũng nên chuẩn bị kỹ lương hơn nữa vì sự tăng đột ngột của số lượng người nộp đơn trong các ngạch này cũng báo trước sự kiểm định hồ sơ sẽ gắt gao hơn trong thời gian tới, với các tiêu chuẩn và quy định ngày càng nhiều và cửa ngày càng hẹp như việc chọn lọc học sinh giỏi ở Việt Nam.
4. Số lượng đơn PR mà IRCC nhận từ doanh nhân Việt
Thời gian xử lý hồ sơ: Chương trình SUV bắt đầu vào năm 2015 và quá trình đăng ký có thể kéo dài hai năm từ lúc nộp cho tới lúc được xử lý, những người đăng ký chương trình từ khi chương trình mới bắt đầu có thể đã được hưởng lợi từ sự cạnh tranh ít hơn và các tiêu chuẩn giám sát lúc bấy giờ chưa chặt chẽ. Biểu đồ so sánh Việt Nam với 2 quốc gia có số lượng đơn nộp cao nhất và thấp nhất chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của chương trình, số lượng doanh nhân Việt tận dụng được điểm khởi đầu này rất tốt với số lượng nộp hồ sơ vượt trội so với cả 2 quốc gia kia là Iran và Hoa Kỳ.
Số lượng hồ sơ nộp từ Việt Nam tăng cao vào năm 2020 rồi giảm dấn đến mức thấp vào năm 2022 (cũng xảy ra với Iran) phản ánh những đánh giá hồ sơ đã dần nghiêm ngặt hơn. Việc hiểu xu hướng này là quan trọng đối với quý độc giả là những ứng viên tiềm năng của chương trình trong tương lai. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi gợi ý rằng các ứng viên nên nộp hồ sơ vào đầu năm sau khi đã được chuẩn bị kỹ trong nhiều tháng trước đó, thậm chí là 12 tháng trước và hơn thế nữa, đây là thời điểm hồ sơ được xử lý tốt hơn, các giai đoạn quá tải thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, nộp đơn trong giai đoạn này có thể dẫn đến việc chờ hồ sơ xử lý có thể sẽ lâu hơn bình thường.
Nếu quý vị độc giả đang có ý định tìm hiểu chương trình SUV thì lúc tốt nhất là ngay lúc này, bắt đầu tìm hiểu về chương trình SUV để sự chuẩn bị của mình được sớm, kỹ lưỡng để tăng cơ hội được trở thành PR (Thường Trú Nhân) trong thời gian 1-3 năm sắp tới.
5. Tỷ lệ % chấp thuận trong chương trình SUV-Business của Việt Nam
Quan sát
Bài học từ tính nhất quán của các hồ sơ nộp từ bên trong Canada: Tỷ lệ được chấp thuận cao của những hồ sơ được nộp từ bên trong Canada cho thấy một mô thức chuẩn bị hồ sơ đáng để học hỏi. Ứng viên từ bên ngoài Canada có thể được hưởng lợi từ việc nghiên cứu các tài liệu và thông tin đến từ các hồ sơ này, điều chỉnh các chiến lược của mình cho phù hợp với các tiêu chí rút tỉa được từ đó (nếu có).
Sự gia tăng giảm của Iran cho thấy có thể có những ‘nút thắt cổ chai’ nào đó dẫn đến tỷ lệ phê duyệt không được ổn định, cho thấy số lượng các hồ sơ từ Iran có thể quá lớn, dẫn đến việc xếp riêng những hồ sơ này (bất kể nộp sớm hay muộn) được ấn định những khoảng thời gian xử lý cụ thể nhưng phải ở lâu hơn trong hàng đợi, khi mà (có thể) hồ sơ của các nước khác được xử lý trước vì số lượng ít. Chính vì vậy, người nộp đơn từ Việt Nam cũng có thể rút ra bài học cho chính mình là hãy cố gắng tìm hiểu xu hướng và chọn những thời điểm nộp hồ sơ được phù hợp, tất nhiên điều quan trọng nhất cần phải làm là hồ sơ đó đã được chuẩn bị một cách tốt nhất chưa, khi đó mới cần đến việc tính toán thời điểm nộp hồ sơ phù hợp. Việc nộp một hồ sơ tệ cho dù có đúng thời điểm cũng càng khiến cho việc từ chối có thể diễn ra nhanh hơn, còn tăng cao rủi ro những lần nộp sau có thể bị xét duyệt lâu hơn và kỹ càng hơn. Hãy cố gắng làm đúng nhất từ lần đầu, để tránh “Đêm dài lắm mộng”.
Tỷ lệ chấp thuận của Việt Nam qua các năm
Country | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
Vietnam | 100% | 68% | 75% | 78% | 95% | 87% | 65% |
Nhận định cho các ứng viên Việt Nam:
Thành công ban đầu đã qua: Tỷ lệ chấp nhận 100% vào năm 2017 có thể sẽ khó quay lại đối với doanh nhân Việt, đó là thời của những Doanh Nhân đã được hưởng “lợi thế của người đi đầu” như các lý do đã phân tích ở các ý trước đó.
Điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi: Việc giảm xuống còn 68% vào năm 2018 cho thấy nguyên nhân có thể là:
Dự án kinh doanh không có tính sáng tạo và đổi mới: Đây là khoảng thời gian với số liệu đáng chú ý để cảnh tỉnh cho những người nộp đơn và các nhà tư vấn định cư trong chiến lược của họ, cần phải đảm bảo chất lượng của dự án hơn là số lượng nhiều nhưng không mang lại giá trị thực tế hoặc ‘na ná’, thiếu sự đổi mới và sáng tạo theo tiêu chí của chương trình.
Dự án kinh doanh kém chất lượng: Do số lượng đơn đăng ký tăng vọt nhưng chất lượng lại không tăng, thậm chí còn có những ý tưởng kinh doanh không có tính đổi mới sáng tạo hoặc copy từ các dự án khác.
Hoặc do IRCC điều chỉnh lại các tiêu chí phê duyệt.
Phục hồi và đạt hiệu suất cao: Việc cải thiện dần tỷ lệ chấp thuận đến 95% vào năm 2021 có thể cho thấy rằng các ứng viên và nhà tư vấn định cư đã thích nghi hơn và hiệu quả hơn trong một bối cảnh đang thay đổi. Các nguyên nhân có thể là việc chuẩn bị hồ sơ đã được tốt hơn, kế hoạch kinh doanh được rõ ràng và minh bạch hơn, hoặc sự điều chỉnh chính sách từ chính phủ đã phù hợp hơn.
Thách thức gần đây: Năm tiếp theo của 2021 lại cho thấy sự sụt giảm rõ rệt xuống đến chỉ còn 65% (2023) có thể cho thấy tuy các ứng viên có thể đã làm tốt hơn, nhưng không chống lại được với sự bất ổn của kinh tế toàn cầu nói chung và chính sách nhập cư ngày càng chặt chẽ hơn kể cả chất lượng hồ sơ đã được nâng cao đáng kể cũng không làm tăng được số lượng hồ sơ được chấp thuận trong thời điểm ‘bão hòa’. Các doanh nhân Việt Nam và các công ty tư vấn một lần nữa cần phải thay đổi nhanh chóng để thích ứng và duy trì khả năng cạnh tranh của mình.
6. Số lượng hồ sơ bị từ chối
Quan sát
Tỷ lệ nghịch với con số hồ sơ được chấp thuận, số hồ sơ từ chối được ghi nhận cao nhất vào năm 2019 (cũng là thời điểm xử lý các hồ sơ nộp với số lượng lớn từ 2017 & 2018, lưu ý độ trễ 1-2 năm từ lúc nộp hồ sơ).
Số lượng đơn bị từ chối gia tăng không phải là một điều xấu. Nó vẫn phản ảnh sự hấp dẫn của chương trình so với điều kiện của các doanh nhân Việt Nam, nhưng đồng thời cũng chỉ ra rằng chất lượng hồ sơ thiếu chất lượng đã gia tăng, kèm theo đó có thể thấy các công ty Tư Vấn Định Cư thiếu chuyên nghiệp có thể đã tham gia lĩnh vực này nhiều hơn, hoặc những công ty cũ đã làm việc ngày càng thiếu đi sự quan tâm đến khách hàng của mình, dẫn đến sự sụt giảm chất lượng của các hồ sơ và tỷ lệ từ chối tăng cao cũng là điều dễ hiểu, cho thấy chương trình Business không phải là một chương trình mà nhà Tư Vấn đảm bảo với các ứng viên rằng ‘nộp là sẽ đậu’.
Tỷ lệ từ chối tăng cũng có thể đồng nghĩa với việc số lượng hồ sơ nộp cũng tăng lên, điều này có thể giải thích sự thay đổi trong nhận thức của người Việt thời hậu covid và bối cảnh nền kinh tế đang thay đổi của Việt Nam trong những năm gần đây, có thể chính điều này đã thúc đẩy tinh thần “di cư” nhiều hơn, nhanh hơn để chuẩn bị cho một cuộc sống phù hợp hơn
III. Những điều cần làm cho các ứng viên từ Việt Nam
Đối với những người tham gia chương trình SUV & Business
Học tập không ngừng: Luôn cập nhật những thay đổi trong chính sách nhập cư của Canada từ những nguồn đáng tin cậy và thông tin từ các trang web chính phủ. Đặc biệt chú ý nhanh chóng đến những thay đổi mà có ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình này. Cần tìm hiểu cẩn trọng và chọn đơn vị tư vấn nhập cư có thành tích đã được kiểm chứng về khả năng thích ứng với chính sách và có tỷ lệ thành công cao.
Chất lượng hơn số lượng: Luôn luôn phải chuẩn bị hồ sơ một cách tốt nhất, kỹ lưỡng nhất mà không chỉ phó mặc cho đội nhóm hoặc công ty tư vấn, cần tham gia tích cực hơn nữa để hiểu rõ những khó khăn mình phải đối mặt, không chỉ là hồ sơ, kế hoạch kinh doanh mà còn là những hiểu biết thực tế đến từ việc vận hành doanh nghiệp tại Canada để không chỉ có thể phát triển kinh doanh phù hợp với bối cảnh Bắc Mỹ mà còn đáp ứng được các tiêu chí nhập cư thay đổi theo từng năm của Canada.
Tận dụng được những thông tin giá trị từ cộng đồng: Cố gắng tìm kiếm và khai thác được các thông tin và kinh nghiệm của những hồ sơ đã đăng ký trước đây, kể cả thành công lẫn thất bại, trong cả những giai đoạn chấp thuận cao và thấp. Các diễn đàn và cộng đồng có thể cung cấp được những sự hỗ trợ vô giá và bất ngờ.
Dự tính được sự trì hoãn và chậm trễ của quá trình xét duyệt: Với quy trình nộp hồ sơ có thể kéo dài tới hai năm, có những người nộp hồ sơ qua đường bưu điện đã hơn 2 năm chưa thấy được xét duyệt, trong khi có những người chỉ nộp đúng thời điểm mà trong vòng 18 tháng đã nhận được sự chấp thuận. Ngoài ra là thời gian chuẩn bị hồ sơ, các bằng chứng trong việc kinh doanh, phát triển sản phẩm cần phải cho thấy một quá trình đều đặn dù tăng hay giảm, không có sự “cưỡng ép” nào để các chỉ số lại tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi cần rồi lại “chìm” trong nhiều tháng trước và sau đó. Sở dĩ chúng tôi luôn nhấn mạnh việc cần phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng là vì nếu khi xét duyệt bị thiếu giấy tờ, số liệu cần bổ sung thì lần xét duyệt tiếp theo sẽ có thể mất đến 1-2 năm nữa, đây là điều không phải ứng viên nào cũng có thể chịu được.
Đối với những người tham gia các chương trình phổ biến
Dữ liệu cho thấy người Việt phù hợp với các ngành kinh tế của Canada có nhu cầu lao động cao, các chương trình tỉnh Bang, chương trình thí điểm như Agri-Food , Canadian Experience và Skilled Worker luôn là những chương trình phù hợp với người Việt hơn là các chương trình Bảo Trợ từ Phối ngẫu (Sponsored Spouse). Các chương trình bảo trợ nhân thân như ông bà, cha mẹ không phải là ưu tiên của Canada, những chương trình như TR to PR lại chỉ có thể diễn ra một lần ‘trong đời’.
Ngoài ra còn có các chương trình Tiếng Pháp, các chương trình khu vực như Atlantic Immigration Pilot Programs v.v.., chúng ta sẽ có dịp nói đến ở những phân tích trong tương lai.
Sơ kết
Quý độc giả đã chuẩn bị đi đến cuối hành trình khám phá dữ liệu cùng OSS, chúng tôi hi vọng rằng quý độc giả đã có được những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho hành trình lên đỉnh OlymPR của mình được thuận lợi hơn.
Trong lĩnh vực Khởi Nghiệp và Kinh doanh, SUV nổi bật như một như tòa nhà Bitexco được thắp đèn giữa đêm phố thị Sài Gòn, dẫn đường cho các doanh nhân Việt Nam bắt đầu hành trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng như định cư cho gia đình ở một mảnh đất rộng lớn và màu mỡ Canada, được tiếp cận với cơ hội đổi mới và tăng trưởng kinh tế cho chính họ và đất nước này.
Qua sự lên xuống của dữ liệu và những biểu đồ, cho thấy khả năng thích ứng với các tiêu chí nghiêm ngặt và khả năng phục hồi của những ứng viên trước sự thay đổi của các chính sách và bối cảnh kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra rất rõ ràng đối với các doanh nhân và các chủ doanh nghiệp đầy tham vọng: Cánh cửa đất nước lá Phong luôn rộng mở những con đường rộng rãi như đến mức như highway 401 với 18 làn xe chạy cần những tài xế phải tập trung, điềm tĩnh và giữ khoách cách phù hợp, thì đối với người nhập cư và các doanh nhân thì cần ở họ sự siêng năng, chuẩn bị kỹ lưỡng và cam kết vững chắc về chất lượng công việc của mình.
Với 30 giây quảng cáo về Ontario Star-up Studio: Chúng tôi ở đây để quan sát, hỗ trợ và hướng dẫn về công nghệ và kinh doanh nói chung cho các doanh nhân đến từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi chia sẻ sự hiểu biết nhỏ của mình vì niềm tin vào sức mạnh của kiến thức và cộng đồng sẽ giúp cho các doanh nhân sẽ bước đi thuận lợi và vững chãi hơn trên con đường đã quyết tâm. Chúng tôi hi vọng báo cáo này đóng vai trò là bước đệm cho những khởi đầu về sự kết nối giữa OSS và những doanh nhân sẽ dẫn đến những sự hỗ trợ phù hợp hơn trong tương lai.
Cho dù bạn đang soạn thảo cho kế hoạch kinh doanh tiếp theo hay chuẩn bị cho quá trình nộp hồ sơ PR, hãy nhớ rằng OSS luôn có thể giúp bạn trong quá trình này.
Hoặc bạn có những phản hồi hoặc một thông tin thú vị muốn trao đổi với OSS để làm rõ những câu hỏi nảy sinh trong khi tham gia ‘hành trình dữ liệu’ ở đây, hãy cho chúng tôi biết qua thông tin bên dưới.
Hẹn gặp lại các bạn trong các chia sẻ tiếp theo của OSS! 🚀🍁
💡 Ontario Start-up Studio
Address: #21 -1235 Queensway E, Mississauga, Ontario, L4Y 0G4, Canada
Comments